Hướng dẫn hạch toán thuế Giá trị gia tăng dịch vụ chuyển tiền

Căn cứ Thông tư 219/2013/TT-BTC Có hai phương pháp hạch toán thuế giá trị gia tăng là theo phương pháp trực tiếp hoặc khấu trừ. Tuy nhiên theo quy mô hoạt động của Quỹ tín dụng thì phương pháp trực tiếp là tối ưu vì thuế giá trị gia tăng đầu vào không đáng kể.

Cách hạch toán Thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp:

Phương pháp 1: Nếu tách riêng thuế GTGT phải nộp khi xuất hóa đơn
Nợ TK 1011(Tổng phí chuyển tiền thanh toán)
     Có TK 711 (Phí chưa có thuế GTGT)
     Có TK 4531(Thuế GTGT phải nộp)
Khi nộp thuế giá trị gia tăng:
Nợ TK 4531
      Có TK 1011, 1311...tương ứng
Phương pháp 2: Ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, định kỳ xác định thuế GTGT phải nộp, kế toán ghi giảm doanh thu tương ứng:
Nợ TK 1011( Tổng phí thanh toán)
     Có TK 711( phí bao gồm thuế GTGT)
Định kỳ xác định thuế GTGT phải nộp, kế toán ghi giảm doanh thu tương ứng:
Nợ TK 711
     Có TK 4531( thuế GTGT phải nộp)
khi đi nộp thuế:
Nợ TK 4531
     Có TK 1011,1311... tương ứng

Hướng dẫn đăng ký mua hóa đơn giá trị gia tăng, căn cứ Thông tư 39/2014/TT-BTC:
1, Bổ sung giấy phép kinh doanh của Quỹ: Dịch vụ chuyển tiền, thực hiện các nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho thành viên thông qua hệ thống CF-eBank của ngân hàng hợp tác xã Việt Nam
2, Đăng ký phương pháp tính thuế GTGT tại chi cục thuế(Tải mẫu biểu). Mức thuế phải nộp là 5%
3, Mua hóa đơn tại chi cục thuế(Tải mẫu biểu) hoặc hóa đơn tự in(Vốn điều lệ > 15 tỷ)

Blog Quỹ tín dụng Việt Nam


Chốt cách tính lãi suất ngân hàng theo năm 365 ngày

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư số 14/2017/TT-NHNN quy định về phương pháp tính lãi trong hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng giữa tổ chức tín dụng với khách hàng.

Điểm nổi bật trong thông tư mới này là quy định về tính lãi. Theo đó, lãi suất tính lãi được quy đổi theo lãi suất năm, một năm được xác định là 365 ngày.

Thời gian qua, cách tính lãi nói trên thực hiện theo Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN từ năm 2001, có những vướng mắc, cũng như có thay đổi trong các văn bản pháp lý mới ban hành. Trong đó, vướng mắc chính là quy định về số ngày trong một năm tại Quyết định 652 chưa thống nhất với Luật Dân sự hiện hành và số ngày thực tế trong năm.

Tại điều 9 Quyết định 652 quy định cứng thời gian chuẩn để tính lãi theo năm được quy ước là “một năm có 360 ngày”. Còn điểm a khoản 1 điều 146 Luật Dân sự năm 2015 quy định về thời hạn, thời điểm tính thời hạn “một năm là 365 ngày”; và ngày thực tế theo lịch thì trong một năm là 365 ngày hoặc 366 ngày (đối với năm nhuận).

Như vậy, với thông tư vừa ban hành, số ngày của năm để tính lãi được chốt lại là 365 ngày.

Ngoài ra, thông tư mới cũng quy định tổ chức tín dụng được thỏa thuận với khách hàng xác định thời hạn tính lãi theo một trong hai phương pháp: phương pháp bỏ ngày đầu, tính ngày cuối của thời hạn tính lãi (theo quy định tại Điều 147 và Điều 148 Bộ Luật Dân sự) hoặc phương pháp tính ngày đầu, bỏ ngày cuối của thời hạn tính lãi.

Tổ chức tín dụng và khách hàng được thỏa thuận về mức lãi suất, phương pháp tính lãi phù hợp với quy định của pháp luật về nhận tiền gửi, cấp tín dụng và quy định tại thông tư này.

Theo Ngân hàng Nhà nước, thông tư mới quy định một phương pháp tính lãi để làm cơ sở minh bạch lãi suất, trong đó thời hạn tính lãi xác định theo phương pháp bỏ ngày đầu, tính ngày cuối của thời hạn tính lãi (theo quy định tại Điều 147 và Điều 148 Bộ Luật Dân sự), số dư thực tế đầu ngày tính lãi.

Tổ chức tín dụng phải thực hiện minh bạch về phương pháp tính lãi và mức lãi suất tính lãi. Trường hợp khoản tiền gửi, cấp tín dụng có thỏa thuận phương pháp tính lãi khác với phương pháp tính lãi làm cơ sở minh bạch lãi suất thì tổ chức tín dụng phải minh bạch thông tin về lãi suất năm tương ứng theo phương pháp tính lãi làm cơ sở minh bạch lãi suất quy định tại thông tư.

Trường hợp có áp dụng lãi suất điều chỉnh thì tại thời điểm điều chỉnh lãi suất, tổ chức tín dụng phải thông báo cho khách hàng về mức lãi suất cụ thể được điều chỉnh theo thỏa thuận.

Thông tư trên có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2018.

Theo Vneconomy.vn

Xem toàn bộ thông tư: http://bit.ly/2gUgER0

Hướng dẫn chi đi du lịch, nghỉ mát


Thời gian qua còn nhiều Quỹ thắc mắc về cách thức hạch toán về chi đi du lịch và nghỉ mát dành cho cán bộ nhân viên trong Quỹ. Sau đây là hướng dẫn cụ thể từ Hãng kiểm toán AASC:

*      QUY ĐỊNH CHUNG
Hướng dẫn chi du lịch nghỉ mát
Theo quy định tại Điểm 2.30, Khoản 2, Điều 4 của Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22 tháng 06 năm 2015 sửa đổi, bổ sung các quy định về thuế TNDN quy định:
“2.30. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:
Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như : chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con  của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.6, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.
Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế)”.
ð  Căn cứ các quy định trên thì chi phí nghỉ mát được tính vào chi phí được trừ và tổng các khoản chi có tính chất phúc lợi theo quy định trên không vượt quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện. Những khoản chi này phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo đúng quy định của pháp luật.

*      THUẾ GTGT
Theo Công văn số 4005/TCT-CS ngày 29/09/2015 của Tổng Cục thuế hướng dẫn:
“Căn cứ các hướng dẫn trên, trường hợp doanh nghiệp có khoản chi phúc lợi mà người lao động được thụ hưởng trực tiếp thì khoản chi đó được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản chi có tính chất phúc lợi cho người lao động nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từtổng số chi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế theo quy định, đồng thời doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT đối với những khoản chi phúc lợi tương ứng với khoản tiền được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế nêu trên nếu đáp ứng được các điều kiện về khấu trừ theo quy định”.
ð  Do đó, để đáp ứng đầy đủ điều kiện được trừ khi tính thuế TNDN hoặc khấu trừ thuế GTGT (đối với Quỹ TDND nộp thuế theo phương pháp kê khai, khấu trừ) thì cần có đầy đủ hồ sơ, chứng từ hợp lý, hợp lệ.

*      THUẾ TNCN
Căn cứ Điều đ, Điều 2, Khoản 2, Thông tư số 111/2013/TT-BTC quy định:
“đ.3.2) Khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, giải trí thẩm mỹ... nếu nội dung chi trả ghi rõ tên cá nhân được hưởng. Trường hợp nội dung chi trả phí dịch vụ không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế”.
ð  Căn cứ quy định trên, trường hợp Quỹ TDND tổ chức tham quan du lịch, nghỉ mát cho cán bộ nhân viên thì:
ü  Nếu chi trả ghi rõ tên cá nhân được hưởng hoặc chi bằng tiền mặt cho cá nhân thì tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân đó;
ü  Nếu khoản chi phí tham quan du lịch, nghỉ mát chi trả không ghi rõ tên cá nhân được hưởng mà ghi chung cho tập thể cán bộ công nhân viên thì không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.

*      HỒ SƠ THANH TOÁN
v  Trường hợp Quỹ TDND không tổ chức cho nhân viên đi nghỉ mát mà chi tiền cho nhân viên tự đi
a)      Hồ sơ quy định của Quỹ
-          Hợp đồng lao động;
-          Thỏa ước lao động tập thể;
-          Quy chế tài chính/ Quy chế chi tiêu của Quỹ.
b)      Bộ hồ sơ chứng từ thanh toán
-          Quyết định của GĐ về việc đi nghỉ mát, cụ thể số ngày nghỉ được phép, thời gian nghỉ, phê duyệt kinh phí;
-          Quyết định phê duyệt về sử dụng nguồn kinh phí để đi nghỉ mát;
-          Dự toán kinh phí nghỉ mát;
-          Bảng kê danh sách nhận tiền nghỉ mát (nếu nhận bằng tiền);
-          Giấy báo nợ/ UNC nếu chuyển khoản;
-          Bảng kê danh sách người lao động được tham gia đi nghỉ mát có ký xác nhận đầy đủ.
v  Trường hợp Quỹ TDND
a)      Hồ sơ quy định của Quỹ
-          Hợp đồng lao động;
-          Thỏa ước lao động tập thể;
-          Quy chế tài chính/ Quy chế chi tiêu của Quỹ.
b)      Bộ hồ sơ chứng từ thanh toán
-          Quyết đnh ca GĐ v vic đi ngh mát, c th s ngày ngh được phép, thi gian ngh, phê duyt kinh phí;
-          Quyết định phê duyệt về sử dụng nguồn kinh phí để đi nghỉ mát;
-          D toán kinh phí ngh mát;
-          Bng kê danh sách người lao đng được tham gia đi ngh mát có ký xác nhn đy đ;
-          Có Hóa đơn tiền phòng, ăn uống, dịch vụ vui chơi, vé máy bay, tàu xe, … Thời gian trên hóa đơn, chứng từ phải phù hợp với thời gian du lịch, nghỉ mát; tổng các khoản chi không được vượt dự toán đã được duyệt;
-          Các chứng từ thanh toán là Giấy báo Nợ/ UNC hoặc phiếu chi … phải đáp ứng đúng quy định về thanh toán không dùng tiền mặt.

Tìm hiểu về vay tín chấp lương

vay tín chấp theo lương
Đầu tiên cần hiểu Vay tín chấp là gì?

Theo điều 344 bộ luật dân sự 2015 thì vay tín chấp là khoản vay được Tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật.

Việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có xác nhận của tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp về điều kiện, hoàn cảnh của bên vay vốn.

Thỏa thuận bảo đảm bằng tín chấp phải cụ thể về số tiền, mục đích, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp.

--> Do đó hình thức vay tín chấp lương dựa vào chứng minh thu nhập theo sổ lương, sao kê ngân hàng …thực chất là hình thức cho vay không có tài sản đảm bảo(theo điều 292 bộ luật dân sự có 9 hình thức đảm bảo khoản vay) . Hình thức cho vay này hoàn toàn dựa vào độ tín nhiệm, khả năng trả nợ của khách hàng để tổ chức tín dụng quyết định.


-- Kiet Van Nguyen --

Những điểm mới chủ yếu của Thông tư 39 và Thông tư 43




Những điểm mới chủ yếu của Thông tư 39 và Thông tư 43

Ngày 30/12/2016, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (Thông tư 39) và Thông tư số 43/2016/TT-NHNN quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính (Thông tư 43). Hai Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/03/2017.

Hai Thông tư này được ban hành tạo lập khuôn khổ pháp lý mới về cho vay của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính đối với khách hàng. Các điểm mới chủ yếu của hai thông tư trên bao gồm:

1. Các quy định để thực hiện Bộ luật dân sự 2015, hướng dẫn thực hiện Nghị định 39/2014/NĐ-CP

Thông tư 39/2016/TT-NHNN và Thông tư 43/2016/TT-NHNN được ban hành để thực hiện các quy định của Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015), Nghị định 39/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:

1.1. Về khách hàng vay vốn

Theo quy định tại BLDS 2015, chủ thể tham gia quan hệ dân sự chỉ bao gồm pháp nhân, cá nhân). Để thực hiện quy định mới này của Bộ luật dân sự, Thông tư 39 (khoản 3 Điều 2) quy định khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng (TCTD) là pháp nhân, cá nhân. Như vậy, các đối tượng không phải là pháp nhân (ví dụ như hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân) không đủ tư cách chủ thể vay vốn tại TCTD. Trường hợp vay phục vụ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác, khách hàng vay là cá nhân có thể vay để đáp ứng nhu cầu vốn của chính cá nhân đó và nhu cầu vốn của hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân mà cá nhân đó là chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân.

Đồng thời, Thông tư 43 cũng quy định cho phép cá nhân vay vốn tiêu dùng cho mục đích tiêu dùng của cá nhân và gia đình của cá nhân vay vốn.

1.2. Về lãi suất

Trên cơ sở quy định tại Điều 466, 468 BLDS 2015 và quy định tại Điều 91 Luật các TCTD 2010, Thông tư 39 quy định cụ thể về lãi suất cho vay như sau:

a) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam thì lãi suất thỏa thuận không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn. Như vậy, quy định về trần lãi suất chỉ áp dụng đối với trường hợp cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam thuộc các lĩnh vực ưu tiên quy định tại Thông tư 39.

b) Thông tư 39 bổ sung quy định về nghĩa vụ trả lãi cho tiền lãi chậm trả, cụ thể: Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do TCTD và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

c) Thông tư 39 cũng quy định trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên phần dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả; lãi suất áp dụng do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

1.3. Về thời hạn cho vay

Thực hiện quy định của BLDS 2015 về cách tính thời hạn, Thông tư 39 quy định thời hạn cho vay được tính từ ngày tiếp theo của ngày TCTD giải ngân vốn vay cho khách hàng cho đến hết ngày khách hàng phải trả hết nợ gốc và lãi tiền vay theo thỏa thuận của TCTD và khách hàng. Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn cho vay là ngày lễ hoặc ngày nghỉ hàng tuần, thì chuyển sang ngày làm việc tiếp theo. Đối với thời hạn cho vay không đủ một ngày thì thực hiện theo quy định tại BLDS 2015 về thời điểm bắt đầu thời hạn.

1.4. Về công khai hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung

Thực hiện quy định tại Điều 405, 406 BLDS 2015, Thông tư 39 quy định rõ: Trường hợp sử dụng hợp đồng theo mẫu hoặc điều kiện giao dịch chung trong giao kết thỏa thuận cho vay, TCTD phải thực hiện:

a) Niêm yết công khai hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung về cho vay tại trụ sở và đăng tải trên trang thông tin điện tử của TCTD;

b) Cung cấp đầy đủ thông tin về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung cho khách hàng biết trước khi ký kết thỏa thuận cho vay và có xác nhận của khách hàng về việc đã được tổ chức tín dụng cung cấp đầy đủ thông tin.

1.5. Về cho vay tiêu dùng

Thông tư 43 cũng quy định cụ thể khái niệm về cho vay tiêu dùng, theo đó hoạt động cho vay của công ty tài chính được xác định là cho vay tiêu dùng khi: (i) Hoạt động cho vay bằng đồng Việt Nam; (ii) Khách hàng vay vốn là cá nhân; (iii) Mục đích vay vốn: nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng, gia đình của khách hàng đó, bao gồm nhu cầu: Mua phương tiện đi lại, đồ dùng, trang thiết bị gia đình; Chi phí học tập, chữa bệnh, du lịch, văn hoá, thể dục, thể thao; Chi phí sửa chữa nhà ở; (iv) Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đối với một khách hàng tại công ty tài chính đó không vượt quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng) (trừ trường hợp cho vay tiêu dùng để mua ôtô và sử dụng ôtô đó làm tài sản bảo đảm cho chính khoản vay đó theo quy định của pháp luật).

2. Các quy định về đơn giản hóa thủ tục cho vay, đảm bảo minh bạch trong hoạt động cho vay, bảo vệ quyền lợi của khách hàng vay

2.1. Thông tư 39, Thông tư 43 đã đơn giản hóa một số hồ sơ, thủ tục cho vay như: bỏ giấy đề nghị vay vốn tại hồ sơ đề nghị vay vốn; đơn giản hóa yêu cầu về phương án sử dụng vốn trong cho vay phục vụ đời sống...

2.2. Để đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động cho vay, bảo vệ quyền lợi của người vay, Thông tư 39, Thông tư 43 đã có quy định cụ thể về trách nhiệm của TCTD như sau:

a) TCTD có trách nhiệm cung cấp cho khách hàng đầy đủ các thông tin trước khi xác lập thỏa thuận cho vay: Lãi suất cho vay; nguyên tắc và các yếu tố xác định, thời điểm xác định lãi suất cho vay đối với trường hợp áp dụng lãi suất cho vay có điều chỉnh; lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn; lãi suất áp dụng đối với lãi chậm trả; phương pháp tính lãi tiền vay; loại phí và mức phí áp dụng đối với khoản vay; các tiêu chí xác định khách hàng vay vốn theo lãi suất cho vay.

b) Thỏa thuận cho vay phải có nội dung thỏa thuận về mức lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi đối với khoản vay. Trường hợp mức lãi suất cho vay không quy đổi theo tỷ lệ %/năm và/hoặc không áp dụng phương pháp tính lãi theo số dư nợ cho vay thực tế, thời gian duy trì số dư nợ gốc thực tế đó, thì trong thỏa thuận cho vay phải có nội dung về mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm (một năm là 365 ngày) tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó.

Trường hợp áp dụng lãi suất cho vay điều chỉnh, TCTD và khách hàng phải thỏa thuận nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh lãi suất cho vay. Trường hợp căn cứ các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất cho vay khác, thì tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất.

Riêng lãi suất cho vay tiêu dùng, Thông tư 43 quy định công ty tài chính ban hành quy định về khung lãi suất cho vay tiêu dùng áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống trong từng thời kỳ, trong đó bao gồm mức lãi suất cho vay cao nhất, mức lãi suất cho vay thấp nhất đối với từng sản phẩm cho vay tiêu dùng.

c) TCTD thông báo cho khách hàng về việc chuyển nợ quá hạn đối với nợ gốc. Nội dung thông báo tối thiểu gồm: số dư nợ gốc bị quá hạn, thời điểm chuyển quá hạn, lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn. Đồng thời, khi thực hiện quyền chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo thỏa thuận, TCTD phải thông báo cho khách hàng về việc chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn với nội dung thời điểm chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn, số dư nợ gốc bị thu hồi trước hạn; thời hạn hoàn trả số nợ gốc này, thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng.

d) Đối với hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài chính tiêu dùng, Thông tư 43 quy định một số nội dung tối thiểu phải có trong quy định nội bộ về cho vay tiêu dùng của công ty tài chính, trong đó phải có nội dung:

(i) Biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng và quy định của pháp luật, trong đó thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 21 giờ và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng;

(ii) Bộ phận chuyên trách và phương thức tiếp nhận, xử lý góp ý, phản ánh, khiếu nại của khách hàng.

3. Các quy định khắc phục bất cập nảy sinh trong quá trình thực hiện Quyết định 1627

3.1. Về mục đích vay vốn

Theo quy chế cho vay tại 1627, mục đích vay vốn là nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư và đời sống. Thông tư 39 không giới hạn mục đích vay vốn như quy chế cũ mà chia nhu cầu vay vốn thành 02 nhóm: (i) Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống; và (ii) Cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác, trừ những nhu cầu vốn không được cho vay. Thông tư 39 cũng bổ sung các quy định áp dụng riêng đối với hoạt động cho vay phục vụ hoạt động nhu cầu đời sống và cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác phù hợp với đặc điểm của từng mảng cho vay này (như phương án sử dụng vốn, phương thức cho vay, thời hạn cho vay, lưu giữ hồ sơ).

3.2. Về những nhu cầu vốn không được cho vay

Thông tư 39 đã bỏ quy định về đảo nợ tại Quy chế cho vay 1627 và quy định cụ thể một số nhu cầu vốn không được cho vay nhằm kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với nhu cầu thực tế như:

a) Cho vay để trả nợ khoản nợ vay tại chính tổ chức tín dụng cho vay, trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong dự toán xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;

b) Cho vay để trả nợ khoản nợ vay tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: (i) Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh; (ii) Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ; (iii) Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

3.3. Về phí liên quan đến hoạt động cho vay

Thông tư 39 đã kế thừa các quy định tại Thông tư 05/2010/TT-NHNN về phí. Đồng thời, bổ sung thêm một loại phí là “phí cam kết rút vốn” từ thời điểm thỏa thuận cho vay có hiệu lực đến ngày giải ngân vốn vay lần đầu. Đây là loại phí mà thông lệ quốc tế, các TCTD đều được thu để bù đắp chi phí thu xếp vốn cho vay của TCTD tránh trường hợp khách hàng đã thực hiện ký kết thỏa thuận về cho vay và được TCTD bố trí nguồn vốn để vay nhưng khách hàng không thực hiện rút vốn.

3.4. Về phương thức cho vay

Thông tư 39 đã bổ sung một số phương thức cho vay cho phù hợp với thực tế hoạt động tín dụng (như cho vay quay vòng, cho vay tuần hoàn, cho vay lưu vụ). Trong đó, một số phương thức cho vay được quy định chặt chẽ và có điều kiện áp dụng, như: Phương thức cho vay tuần hoàn, chỉ áp dụng đối với khoản vay ngắn hạn và khách hàng không có phát sinh nợ xấu...

Thông tư 39 cũng chỉnh sửa quy định về một số phương thức cho vay cho phù hợp với nhu cầu quản lý nhà nước: như cho vay thấu chi tài khoản thanh toán để thực hiện các dịch vụ thanh toán trên tài khoản; bổ sung thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng (không quá 1 năm) đối với phương thức cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng...

3.5. Về thứ tự thu hồi nợ

Thông tư 39 quy định tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về thứ tự thu nợ gốc, lãi tiền vay. Đối với khoản nợ vay bị quá hạn trả nợ, tổ chức tín dụng thực hiện theo thứ tự nợ gốc thu trước, nợ lãi tiền vay thu sau.

3.6. Về thời điểm cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Thông tư 39 quy định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ phải được thực hiện trước hoặc trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày đến kỳ hạn, thời hạn trả nợ đã thỏa thuận.

3.7. Về chuyển nợ quá hạn

Theo quy chế cho vay tại 1627, đối với khoản nợ vay không trả nợ đúng hạn, được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng trả nợ đúng hạn và không chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ, thì toàn bộ số dư nợ gốc của hợp đồng tín dụng đó là nợ quá hạn. Tuy nhiên Thông tư 39 quy định tổ chức tín dụng chỉ chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được tổ chức tín dụng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

4. Hệ thống hóa các quy định về cho vay

Thông tư 39 đã hệ thống nội dung của 08 văn bản QPPL hiện hành thành một Thông tư quy định chung về hoạt động cho vay của TCTD đối với khách hàng.

Đồng thời, Thông tư 39 đã quy định rõ nguyên tắc áp dụng pháp luật trong hoạt động cho vay, cụ thể:

a) Hoạt động cho vay của TCTD thực hiện theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, Thông tư 39 và các quy định của pháp luật có liên quan.

b) Các hoạt động cho vay cụ thể được quy định tại văn bản riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thì việc cho vay được thực hiện theo quy định tại văn bản riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

c) Trường hợp văn bản riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định dẫn chiếu áp dụng Thông tư 39 hoặc các nội dung liên quan đến hoạt động cho vay không được quy định tại văn bản riêng, thì thực hiện theo quy định có liên quan tại Thông tư 39.

Như vậy, các quy định tại Thông tư 39 là quy định chung về cho vay. Các quy định tại văn bản riêng về hoạt động cho vay cụ thể (như: Quy định tại Thông tư 43 về hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài chính tiêu dùng, Thông tư 42/2011/TT-NHNN về hoạt động cho vay hợp vốn; Thông tư 24/2015/TT-NHNN về hoạt động cho vay bằng ngoại tệ...) được ưu tiên áp dụng so với quy định tại Thông tư 39.

Toàn văn Thông tư 39, Click vào đây

Toàn văn Thông tư 43, Click vào đây 


Nguồn: Hiệp hội Quỹ tín dụng Việt Nam(Vapcf.org.vn)

Hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ đại lý chi trả ngoại tệ

Hạch toán nghiệp vụ đại lý chi trả ngoại tệ cho tổ chức tín  dụng thực hiện theo quy định tại công văn số 1133/NHNN-KTTC ngày 05/02/2007 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam cụ thể như sau:
1. Trường hợp TCTD ủy nhiệm chuyển tiền chi trả bằng ngoại tệ:
1.1 - Mang tiền mặt để nhận ký quỹ bằng đô la Mỹ:
- Nợ TK 131 tiền gửi của đơn vị
- Có TK 1011 tiền mặt(tỷ giá NHNN công bố ngày giao dịch)
1.2 - Nhận ngoại tệ về:
- Nợ TK 1031 Ngoại tệ(tỷ giá NHNN công bố ngày giao dịch)
                                                                                    - có 4521- Tiền giữ hộ đợi thanh toán.
1.3 - Khi chi trả:
- Nợ 4521-Tiề giữ hộ đợi thanh toán
- Có 1031(Tỷ giá NHNN công bố ngày giao dịch)
1.4- Cuối tháng xác định chênh lệch tỷ giá:
1.4.1- Đối với ngoại tệ theo dõi trên tài khoản 1031:
*Nếu tỷ giá tăng:
- Nợ TK 1031 ngoại tệ tại đơn vị
- Có TK 6311 chênh lệch tỷ giá hối đoái.
*Nếu tỷ giá giảm:
- Nợ TK 6311 chênh lệch tỷ giá.
- Có TK 1031 Ngoại tệ tại đơn vị.
1.4.2- Đối với ngoại tệ giữ hộ, đợi thanh toán còn hạch toán trên tài khoản 4521
* Nếu tỷ giá tăng:
- Nợ TK 6311 chênh lệch tỷ giá hối đoái
- Có TK 4521 Khoản phải trả bên giữ hộ
* Nếu tỷ giá giảm:
- Nợ TK 4521 khoản phải trả bên giữ hộ
- Có TK 6311 chênh lệch tỷ giá

Lưu ý: Sau khi đánh giá lại số dư Việt Nam đồng của các tài khoản ngoại tệ, số phát sinh
bên nợ và bên có của tài khoản 6311 bằng nhau và tài khoản này không có số dư.

2. Trường hợp TCTD ủy nhiệm chi trả bằng VND
2.1- Khi khách hàng(KH) đến nhận tiền:
+ Bút toán 1: Nợ 359 - Phải thu KH
                    Có 4521 - Tiền giữ hộ đợi thanh toán
+ Bút toán 2: Nợ 4521 - Tiền giữ hộ đợi thanh toán
                    Có 1011 - Tiền mặt.
2.2- Thanh toán với TCTD ủy nhiệm:
    Nợ TK TM hoặc TK TG
    có 359- Phải thu KH
3. Khi QTDND cơ sở nhận hoa hồng:
   Nợ TK tiền mặt 1011 hoặc TK tiền gửi 131
   Có 71401 - Thu nghiệp vụ chi trả KH
   Có 4531 - Thuế GTGT phải nộp.
4. Nộp thuế GTGT:
   Nợ 4531 - thuế GTGT phải nộp
   Có TK 1011 hoặc TK 131

Nguồn: Dieu Nguyen

Hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế

Hỏi: Quỹ mình vừa bị phạt chậm nộp thuế mọi người chỉ mình cách hạch toán với nhé!
Trả lời:
- Khi nhận được thông báo về xử phạt
 Nợ 899: chi phí khác
       Có 453: các khoản phải nộp khác
- Khi nộp phạt
Nợ 453: các khoản phải nộp khác
      Có các TK 1011, 1311....

Chú ý: Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật. Sẽ bị loại ra chi phí được trừ khi tính thuế TNDN

Theo khoản 2 điều 6 thông tư số 78/2014/TT - BTC  ngày 18/06/2014